image advertisementanh tin baiimage advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
anh tin bai
image advertisement
image advertisement
image advertisement
anh tin bai

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH LÀ GÌ? CÁC QUY ĐỊNH VỀ CCHC.
Lượt xem: 957

 

1. Quy định chung về cải cách hành chính

Cải cách hành chính là vấn đề diễn ra ở tất cả các quốc gia và được coi là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là trọng tâm của công việc cải cách bộ máy nhà nước nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, thống nhất, có đủ quyền lực, năng lực để thực hiện đúng đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, phục vụ đắc lực cho nhân dân.

Ở Việt Nam, nội dung trọng tâm của cải cách hành chính gồm:

1) Cải cách thể chế - là xây dựng và hoàn thiện các thể chế mà trước hết là thể chế kinh tế trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới quy định xây dựng và ban hành văn bản quy phạm phápluật; đảm bảo tổ chức thực thi pháp luật nghiêm của các cơ quan Nhà nước; cải cách thủ tục hành chính phù hợp;

2) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính - là việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các cơ quan Bộ, ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lí nhà nước trong tình hình mới; khắc phục những chồng chéo về chức năng của các cơ quan nhà nước; chuyển một số công việc sang cho tổ chức phi chính phủ đối với các công việc dịch vụ; thực hiện phân cấp quản lý; cải tiến phương thức làm việc của cơ quan hành chính các cấp; hiện đại hoá nền hành chính;

3) Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức - bao gồm việc đổi mới chế độ quản lí công chức; cải cách chế độ tiền lương của cán bộ công chức; đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, nâng cao tỉnh thần trách nhiệm và đạo đức của công chức;

4) Cải cách tài chính công bao gồm đổi mới cơ chế phân cấp quản lí tài chính và ngân sách; bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương; đổi mới cơ bản cơ chế tài chính đối với khu vực dịch vụ công.

Cải cách hành chính là chủ trương được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra và thể hiện rõ trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Trong đó, mục tiêu cải cách hành chính là: “xây dựng một nền hành chính dân chủ, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất năng lực đáp ứng được công cuộc xây dựng và phát triển đất nước". Chủ trương cải cách hành chính tiếp tục được nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII và các Nghị quyết trung ương 3, trung ương 6 (lần thứ 2) và trung ương 7 (khoá VIIl).

2. Cải cách thủ tục hành chính

Công cuốc cải cách hành chính do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Nhà nước thực hiện trong 15 nãm qua đã được tiến hành tương đối đồng bộ, ttong dó thủ tục hành chính được chọn làm quyết công việc giữa các cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với các cá nhân, tổ chức trong tiếp nhận và giải quyết công việc. Cải cách thủ tục hành chính phải tiến hành đồng thời ở tất cả các khâu* các lĩnh vực nhưng trọng tâm là các thủ tục đang gây nhiều bức xúc cho xã hội như thủ tục cấp phép xuất, nhập khẩu, đầu tư, xây dựng, sửa chữa nhà cửa, cấp đất, đăng kí kinh doanh, hộ khẩu, thanh tra doanh nghiệp.

Trước mắt cần tổ chức soát xét toàn bộ các quy định hiện hành về thủ tục hành chính, về phí và lệ phí. Những thủ tục được ban hành không đúng thẩm quyền, trái pháp luật, thực sự không cần thiết thì bãi bỏ; những thủ tục khồng phù hợp vói thực tế thì sửa đổi, bổ sung; những thủ tục được ban hành phân tán ở nhiều. văn bản thì hợp nhất trong một văn bản. Các cơ quan nhà nước phải tổ chức tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về những thủ tục đã lỗi thời, trái pháp luật để kịp thời xử lí.

Về lâu dài, cần xây dựng các thủ tục hành chính đơn giản, thống nhất, công khai, dễ hiểu, dễ thực hiện. Xây dựng quy chế hoạt động của cơ quan, quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan theo hướng tăng cường trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đúng đầu cơ quan, giảm dần các đầu mối trung gian sao cho một việc được giải quyết chủ yếu ở một cấp. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết công việc liên quan đến nhiều ngành, nhiều ngưòi thì một cơ quan, một công chức phải làm đầu mối tiếp xúc, nhận hồ sơ, giải quyết công việc.

Để cải cách thủ tục hành chính được thực hiện thuận lợi cũng như kết quả cải cách hành chính được bền vững thì đổng thời phải cải cách thể chế hành chính nói chung; cải cách bộ máy hành chính tinh, gọn, thẩm quyền và trách nhiệm rõ ràng; xây dựng quy chế công chức, công vụ đảm bảo đội ngũ công chức trên thực tế có năng lực, lương tâm và trách nhiệm.

 3. Tại sao Chính phủ lại lựa chọn cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá ?

Chính phủ chọn cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính bởi các lý do sau đây:

– Thứ nhất, cải cách thủ tục hành chính là một nội dung của cải cách hành chính, nhưng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời là nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, doanh nghiệp, cũng như có nhiều yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế.

– Thứ hai, trong điều kiện nguồn lực còn nhiều khó khăn nên chưa thể cùng một lúc thực hiện được nhiều nội dung cải cách như: cải cách tài chính công, cải cách tiền lương, cải cách tổ chức bộ máy… thì việc lựa chọn khâu cải cách thủ tục hành chính sẽ mang lại hiệu quả thiết thực nhất.

– Thứ ba, thông qua cải cách thủ tục hành chính, chúng ta có thể xác định căn bản các công việc của cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp; qua đó chúng ta có thể xây dựng bộ máy phù hợp và từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đáp ứng được yêu cầu công việc.

– Thứ tư, cải cách thủ tục hành chính là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác như: nâng cao chất lượng thể chế; nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức; phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp của bộ máy hành chính; thực hiện chính phủ điện tử, …

– Thứ năm, cải cách thủ tục hành chính có tác động to lớn đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Thông qua việc cải cách thủ tục hành chính sẽ gỡ bỏ những rào cản về thủ tục hành chính đối với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính.

– Thứ sáu, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và các bộ, ngành, địa phương nói riêng trước cộng đồng trong nước và quốc tế, nâng cao vị trí xếp hạng của Việt Nam cũng như của các địa phương về tính minh bạch, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đây là những giá trị vô hình nhưng có tác động to lớn đến việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cụ thể là có ảnh hưởng tích cực đến việc đầu tư trong và ngoài nước, xuất nhập khẩu, việc làm, an sinh xã hội…

 4. Cải cách hành chính nhà nước trong thời kỳ đổi mới đất nước

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính nhà nước (HCNN), nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp, vững mạnh, từng bước hiện đại; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành các lĩnh vực trong đời sống xã hội và thực thi quyền lực của nhân dân. Nền hành chính quốc gia phải được cải cách cho phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Thực chất đây là sự phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng, Nhà nước trong việc lựa chọn nội dung, cách thức, biện pháp cải cách hành chính (CCHC) đạt kết quả tốt nhất.

Thực tiễn cho thấy, không có một mô hình hay phương pháp cải cách hành chính lý tưởng nào áp dụng chung, đúng đắn cho mọi quốc gia, đúng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, mọi giai đoạn lịch sử. Nguyên Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười từng khẳng định, cách mạng là sáng tạo, chỉ sáng tạo mới có thành công: “Khi một chủ trương được hình thành do sao chép rập khuôn kinh nghiệm của nước ngoài, thiếu tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo thì chủ trương đó sẽ không được cuộc sống chấp nhận, dẫn đến không thành công”(1).

Năm 1986, Nghị quyết Đại hội Đảng (khoá VI) đã đề ra chủ trương đổi mới toàn diện đất nước, trọng tâm là đổi mới kinh tế, với nhiều chủ trương, giải pháp cải cách kinh tế về cơ chế, cơ cấu các thành phần kinh tế, nhưng chưa đề ra chủ trương cải cách nền HCNN với tư cách là một hệ thống, đồng bộ đúng với ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Đến Đại hội Đảng lần thứ VII, về nhiệm vụ cải cách hành chính, Đảng đã đặt “trọng tâm cải cách nhằm vào hệ thống hành chính với nội dung chính là xây dựng một hệ thống hành pháp và quản lý hành chính nhà nước thông suốt từ trung ương xuống cơ sở, có đủ quyền lực, năng lực, hiệu lực”(2). Tuy nhiên, việc cải cách hành chính mới dừng lại ở phạm vi cải cách một số nội dung của bộ máy hành chính là chủ yếu, chưa có tính tổng thể, đồng bộ. Bởi vậy, “mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực lập pháp cũng như hành pháp, song những tiến bộ đó vẫn còn thấp xa so với yêu cầu của tình hình thực tế”(3).

Năm 1995, Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) đã ra nghị quyết chuyên đề về cải cách nền HCNN đồng bộ về thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức. Nghị quyết Đại hội Đảng (khoá VIII) nhấn mạnh “… Công cuộc cải cách hành chính phải dựa trên cơ sở pháp luật và tiến hành đồng bộ trên các mặt: cải cách thể chế hành chính, tổ chức bộ máy và xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức hành chính”(4).

Cơ quan chủ quản: Xã Xuân Thành- Huyện Xuân Trường
Địa chỉ: Xã Xuân Thành- Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định
Email: xaxuanthanh.xtg@namdinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang