Để chuẩn bị tốt các điều kiện cho sản xuất nông nghiệp vụ xuân 2021 đạt hiệu quả năng xuất cao. Sáng ngày 10/01/2021. UBND, Ban nông nghiệp xã Xuân Thành phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Xuân Trường tổ chức hội nghị tập huấn kỹ thuật sản xuất vụ Xuân năm 2021 cho bà con nông dân xã Xuân Thành.
Về dự và trực tiếp truyền đạt kỹ thuật gieo cấy lúa Xuân năm 2021 có Ông Nguyễn Xuân Trường giám đốc Trung tâm DVNN huyện Xuân Trường; Ông Nguyễn Thế Giang ĐUV phó chủ tịch UBND xã, trưởng Ban nông nghiệp xã Xuân Thành; Ban QT HTXKDDVNN xã Xuân Thành; các ông bà bí thư chi bộ, xóm trưởng và gần 200 đại biểu là hội viên nông dân và bà con nông dân trên địa bàn xã.
Tại hội
nghị tập huấn các đại biểu được nghe Ông Nguyễn Xuân Trường giám đốc TT DVNN
huyện Xuân Trường truyền đạt kỹ thuật gieo cấy lúa Xuân 2021; Trong đó (có kỹ
thuật làm đất, cơ cấu giống, kỹ thuật gieo xạ; kỹ thuật mạ khay cấy máy, kỹ
thuật chăm bón …)
Ông: Nguyễn Xuân Trường Giám đốc TT DVNN huyện Xuân Trường truyền đạt kỹ thuật cho bà con tại hội nghị
Cơ cấu giống + Lúa lai
xung quanh 10% diện tích, chủ yếu sản xuất hạt lai F1 và các giống như: Nhị ưu
838, Thái xuyên 111,…;
+ Lúa
thuần xung quanh 90% diện tích, gồm các giống: BT7, N97, TBR225, TBR279, …
(trong đó giống chủ lực là Bắc thơm 7);
Thời vụ gieo cấy và phương thức gieo
cấy
Căn cứ vào
lịch lấy nước, phương thức gieo cấy cần bố trí thời vụ gieo cấy hợp lý để lúa
Xuân trỗ tập trung từ 05 - 15/5/2021
- Đối với
lúa gieo sạ xuống giống từ ngày 08 - 11/02/2021 (tức ngày 27 - 30 tháng Chạp
năm Canh Tý), gieo sạ từ ngày 13 - 17/02/2021 (tức ngày 02 - 06 tháng Giêng năm
Tân Sửu);
- Đối với
lúa cấy mạ nền cứng xuống giống từ ngày 25 - 26/01/2021 (tức ngày 13 - 14 tháng
Chạp năm Canh Tý), gieo mạ nền cứng vào ngày 31/01 – 01/02/2021 (tức ngày 19 – 20
tháng Chạp năm Canh Tý), cấy lúa từ ngày 15 - 17/02/2021 (tức ngày 04 - 06
tháng Giêng năm Tân Sửu).
*Lưu ý
- Đối với
gieo sạ sử dụng công cụ sạ hàng, hạn chế gieo vãi bằng tay, khuyến khích gieo
mạ khay – cấy máy;
- Thực
hiện các biện pháp kỹ thuật chống rét cho mạ khi nhiệt độ ≤150C,
ngày 01/02/2021 (tức ngày 20 tháng Chạp năm Canh Tý) ngâm ủ mạ dự phòng, gieo
mạ dự phòng từ ngày 05 - 06/02/2021 (tức ngày 24 - 25 tháng Giêng năm Tân Sửu)
bằng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn như QR1, NĐ5, ...
- Chỉ cấy
lúa hoặc sạ khi nhiệt độ bình quân ngày ≥150C gần thời điểm ngâm ủ
và gieo sạ cần theo dõi chặt chẽ dự báo thời tiết nếu cần thiết phải điều chỉnh
thời gian gieo để tránh rét.
Làm đất
Tập trung
lực lượng, phương tiện cày lật đất phơi ải ngay sau khi đất khô, những diện
tích không có khả năng làm ải phải chủ động phương án làm dầm và có biện pháp
diệt lúa chét (là ký chủ phụ của rầy),phấn đấu hoàn thành cày ải trước ngày
10/12/2020.
Thực hiện
tốt vệ sinh đồng ruộng tiêu huỷ tàn dư thực vật, tranh thủ bừa kỹ - thau rửa cho những ruộng nhiễm chua. Ngay sau
khi lấy nước đổ ải khẩn trương bừa ngả, phấn đấu hoàn thành khâu làm đất trước
ngày 10/02/2021 (tức ngày 29 Tết Nguyên Đán).
Mật độ và số dảnh cấy
- Lúa lai:
cấy 28 - 30 khóm/m2 số dảnh 2 dảnh/khóm;
- Lúa
thuần: cấy 32 - 34 khóm/m2 số dảnh 2 - 3 dảnh/khóm;
- Gieo sạ:
sử dụng ≈ 1,0 – 1,2 kg giống/sào.
Sử dụng phân bón
Nguyên tắc
thực hiện bón phân cân đối hợp lý không lạm dụng phân đạm không bón phân muộn,
tăng cường sử dụng phân bón hỗn hợp NPK với các sản phẩm phân bón của các doanh
nghiệp uy tín như Lâm Thao, Tiến Nông ,Việt Nhật, DAP Đình Vũ, ... tận dụng tối đa nguồn phân
hữu cơ để thay thế một phần lượng phân vô cơ.
a. Lượng phân bón cho 1 sào (360m2)
như sau:
- Phân hữu cơ (nếu
có): 200 – 300 kg phân chuồng hoặc 20 – 30 kg phân hữu cơ vi sinh.
- Phân vô cơ
+ Phân đơn
Lúa lai:
12 - 15 kg Urea + 20 - 25 kg Lân super + 6 - 7 kg Kali;
Lúa thuần
: 8 – 10 kg Urea + 20 kg Lân super + 5 kg Kali;
+ Phân NPK 16-16-8 kết hợp phân
đơn
Lúa lai: 25
kg NPK + 2 - 3 kg Urea + 2 - 3 kg Kali;
Lúa thuần
: 20 kg NPK + 2 kg Urea + 2 kg Kali;
+ Phân NPK (5-10-3 hoặc 5-12-3)
kết hợp phân đơn
Lúa lai:
30 kg NPK + 7 kg Urea + 4 - 5 kg Kali;
Lúa thuần
: 30 kg NPK + 5 kg Urea + 3 - 4 kg Kali;
b. Cách bón
- Đối với phân đơn
+ Bón lót: bón 100% lượng phân hữu cơ +
100% lượng phân lân + 40% lượng phân đạm, bón trước khi bừa lần cuối;
+ Bón thúc lần 1 (bón sau cấy từ 10 - 12
ngày): bón 40% lượng phân đạm + 50% lượng phân kali;
+ Bón thúc lần 2 (bón sau khi cấy từ 20 -
25 ngày): bón hết lượng phân đạm và phân kali còn lại.
- Đối với phân hỗn hợp NPK
+ Bón lót: 100% lượng phân hữu cơ + 100%
lượng phân hỗn hợp NPK;
+ Bón thúc lần 1 (bón sau cấy 10 - 12
ngày): 60% lượng phân đạm + 50 % lượng phân kali;
+ Bón thúc lần 2 (bón sau cấy từ 20 - 25
ngày): bón hết lượng phân đạm và phân kali còn lại.
Lưu ý:
- Không
bón phân đạm khi nhiệt độ ≤150C. Tuỳ tình hình diễn biến thời tiết
và sinh trưởng của cây trồng để điều chỉnh, bổ sung lượng phân bón.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại phân hỗn hợp NPK với hàm
lượng chất khác nhau, các hộ nông dân nên sử dụng sản phẩm phân bón của các
doanh nghiệp có uy tín và thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên
bao bì sản phẩm.
6. Chế độ điều tiết nước
Duy trì mực nước nông (1 - 3cm) thường xuyên cho lúa từ sau khi cấy đến
khi kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu. Cuối thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu tiến hành rút
nước lộ ruộng 10 - 15 ngày để khống chế dảnh vô hiệu và hạn chế sâu bệnh.
7. Phòng trừ sâu
bệnh
Vụ Xuân 2021 cần quan tâm theo dõi, phòng trừ các đối tượng dịch hại
sau:
- Tăng cường công tác vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy tàn dư thực vật; sử
dụng giống có phẩm cấp từ cấp xác nhận trở lên, của các đơn vị có uy tín, chống
chịu tốt với các đối tượng sâu bệnh (đặc biệt là giống ít nhiễm rầy);
- Tổ chức diệt chuột đồng loạt, tập trung theo kế hoạch của UBND huyện
và hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. Diệt ốc bươu vàng ngay sau khi bừa,
thường xuyên và xuyên suốt trong toàn vụ.
- Đối với bệnh lùn sọc đen phương Nam: làm tốt công tác vệ sinh đổng
ruộng, chủ động hạn chế sự xâm nhập của rầy ngay từ giai đoạn mạ bằng biện pháp
che phủ nilon cho mạ, làm tốt công tác phòng trừ các lứa rầy trong vụ;
- Rầy nâu, rầy lưng trắng: phòng trừ rầy lứa 1 (cuối tháng 3 – đầu tháng 4), lứa 2 (giữa đến cuối tháng 4) và lứa 3 (giữa đến cuối tháng 5).
- Đối với đối tượng lúa cỏ (lúa dại): là một loại dịch hại nghiêm trọng
đối với vùng trồng lúa; làm giảm năng xuất và chất lượng gạo; công tác phòng
trừ lúa cỏ rất khó khăn, phức tạp, đặc biệt là chưa có thuốc hóa học diệt trừ
lúa cỏ trên ruộng lúa. Để hại chế tác hại, sự xâm nhập và lây lan của lúa cỏ
cần có biện pháp xử lý kịp thời và đồng bộ. Trước tiên, cần tăng cường công tác
tuyên truyền nâng cao nhận thức của nông dân về tác hại cũng như mức độ nguy
hiểm của lúa cỏ gây ra đối với sản xuất lúa, đồng thời tổ chức tập huấn hướng
dẫn, đôn đốc nông dân thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật quản lý lúa cỏ
(lúa dại) ngay từ đầu vụ
Kĩ thuật gieo sạ lúa vụ Xuân 2021
1. Công tác
chuẩn bị ruộng và làm đất
a. Chuẩn bị ruộng
- Quy hoạch vùng tập trung có diện tích từ 05 ha trở
lên;
- Khu ruộng có chân đất đồng đều;
- Chủ động tưới tiêu.
b. Kĩ
thuật làm đất
- Ruộng được cày bừa kĩ bón 20 kg vôi bột/sào để khử
chua, khử độc và phân huỷ xác thực vật; dọn sạch cỏ dại nhằm hạn chế các nguồn
sâu bệnh trong đất, san phẳng bề mặt ruộng;
- Phân luống: chia ruộng thành các luống, đối với gieo
sạ bằng công cụ sạ hàng luống rộng 2,2 m; gieo vãi bằng tay luống rộng 1,2 -
1,5 m, giữa các luống và xung quanh ruộng tạo các rãnh thoát nước (20 x 25 cm)
san phẳng mặt luống trước khi gieo.
2. Chuẩn bị
giống
- Sử dụng các giống theo
cơ cấu của huyện
- Chọn các công ty cung ứng có uy tín: công ty giống
Thái Bình, Nam Định, Công ty giống cây trồng trung ương;
- Chỉ sử
dụng giống xác nhận hoặc nguyên chủng, không sử dụng thóc thịt làm giống;
- Lượng
giống sử dụng cho 1 sào:
+ Đối với
gieo sạ bằng các công cụ sạ hàng: lúa lai 0,8 - 1 kg/sào; lúa thuần 1,0 - 1,2
kg/sào;
+ Đối với
gieo vãi bằng tay: lúa lai 1,0 - 1,2 kg/sào; lúa thuần 1,2 - 1,5 kg/sào.
3. Thời vụ
- Xuống
giống từ ngày 08 - 11/02/2021 (tức ngày
27 - 30 tháng Chạp năm Canh Tý);
- Gieo sạ từ ngày 13 - 17/02/2021 (tức
ngày 02 - 06 tháng Giêng năm Tân Sửu);
4. Kĩ thuật ngâm ủ hạt giống
- Ngâm ủ
giống bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (540C). Lúa lai ngâm từ 24 - 36 giờ,
lúa thuần ngâm 48 giờ; 6 - 8 giờ thay nước 1 lần;
- Đãi sạch
để rửa nước chua trước khi ủ hạt giống;
- Ủ ấm hạt
giống trong bao gai hoặc thúng để nơi khuất gió. Thường xuyên tưới nước ấm mỗi
ngày 1 - 2 lần. Khi mầm dài bằng 1/2 hạt thóc, rễ dài bằng hạt thóc thì giũ tơi
để đem gieo.
Lưu ý: Trường hợp nếu thời tiết nhiệt độ ≤ 150C thì phải dừng ngâm ủ hạt
giống.
5. Hình thức tổ chức sản xuất
Đối với
gieo sạ nên tổ chức theo nhóm hộ hoặc tổ dịch vụ ngâm ủ hạt giống, gieo sạ,
phun thuốc trừ cỏ tập trung là tốt nhất.
Lưu ý: Đối với những hộ có vùng gieo sạ
lớn nếu đủ lao động, công cụ sạ hàng thì ngâm ủ giống 01 trà, nếu không đủ thì
ngâm thành 02 trà, trà 1 cách trà 2 từ 01 - 02 ngày.
6. Kĩ thuật gieo
a. Đối với phương pháp gieo bằng công cụ sạ hàng
- Kiểm tra
hạt giống đủ tiêu chuẩn đem giũ tơi, để ráo;
- Cho mộng
mạ đều vào các bầu trên giàn công cụ sạ hàng, mỗi bầu chỉ đổ 2/3 lượng mộng mạ
+ Giống
lúa thuần: trên bầu để 2 hàng lỗ dày - dùng dây cao su bịt 2 hàng lỗ thưa lại;
+ Giống lúa lai: trên bầu để 2 hàng lỗ thưa - dùng dây cao su bịt 2 hàng
lỗ dày.
- Đặt giàn
xuống đầu băng ruộng, bánh xe của giàn công cụ sạ hàng nằm ở các rãnh thoát
nước;
- Sau đó,
đẩy ngược giàn về phía áp bờ, kéo thẳng bước đều chân theo chiều dọc của băng
ruộng.
b. Đối với gieo vãi bằng tay
Trước khi
gieo chia giống theo luống cho 1 sào và gieo đi gieo lại cho đều.
7. Xử lý thuốc trừ cỏ
Đây là
biện pháp bắt buộc áp dụng cho lúa gieo sạ sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm
chuyên dùng cho lúa gieo sạ như: Prefit 300EC hoặc Sofit 300EC... Phun sau sạ
từ 2 - 3 ngày, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm sau phun thường
xuyên phải giữ nước ở rãnh để ruộng luôn đủ độ ẩm.
8. Phân bón (tính cho 1 sào)
- Bón phân
cân đối; bón sớm, bón gọn, bón tập trung không lạm dụng phân đạm, tận dụng tối
đa nguồn phân hữu cơ.
- Sử dụng
phân bón của các công ty có uy tín như Việt Nhật, Ninh Bình…
a. Đối với phân đơn:
Phân hữu
cơ (phân chuồng 200 - 300 kg nếu có hoặc 20 - 30 kg phân hữu cơ vi sinh) + 20 -
25 kg lân Supe + 7 - 8 kg Ure + 5 - 6 kg Kali.
Cách bón:
bón lót 100% lượng phân hữu cơ + 100% lượng phân lân + 2 kg ure bón trước khi
bừa lần cuối để gieo sạ;
- Thúc 1
(khi lúa đạt 2 - 2,5 lá): bón 3 - 4 kg Ure + 2 kg Kali;
- Thúc 2
(khi lúa đạt 5 - 6 lá): bón 3 - 4 kg Ure + 3 - 4 kg Kali.
b. Đối với phân NPK tổng hợp kết hợp với phân đơn
*Lượng bón
Bón lót: Phân chuồng 200 - 300 kg nếu có hoặc 20 - 30 kg phân hữu cơ vi
sinh
Loại phân
|
NPK 16-16-8
|
NPK 5-10-3 (chuyên lót)
|
Tổng
|
Lót
|
Thúc 1
|
Thúc 2
|
Tổng
|
Lót
|
Thúc 1
|
Thúc 2
|
NPK (Kg)
|
20
|
20
|
-
|
-
|
25
|
25
|
-
|
-
|
Đạm Urê
|
2
|
-
|
1
|
1
|
6
|
-
|
3
|
3
|
Kali
|
2
|
-
|
1
|
1
|
4
|
-
|
2
|
2
|
* Kỹ thuật bón phân
- Bón phân
vào buổi chiều mát;
- Để mực
nước vừa phải không quá lớn;
- Không
bón phân vào buổi trưa thời tiết nắng nóng;
- Không
bón phân khi lá lúa bị ướt;
- Không để
nước ra vào tự do.
9. Chế độ điều tiết nước, chăm sóc
dặm tỉa
- Chế độ
điều tiết nước: từ khi gieo đến khi cây lúa sinh trưởng 2 lá thường xuyên duy
trì nước ở rãnh để giữ ẩm mặt luống. Khi lúa đạt 2 - 3 lá giữ nước mặt ruộng (1
- 2 cm), thời kỳ đẻ nhánh giữ mực nước nông 3 - 4 cm, khi lúa đẻ đủ dảnh hữu
hiệu (10 - 12 dảnh) rút nước phơi ruộng 15 - 20 ngày sau đó tưới tiêu xen kẽ;
- Chăm sóc
dặm tỉa: khi bón thúc lần 1 cần dặm tỉa đảm bảo mật độ./.
Để
góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch sản xuất vụ xuân 2021, UBND, Ban nông nghiệp xã Xuân Thành đề
nghị các ông bà bí thư chi bộ, xóm trưởng các chi hội chi đoàn tập trung tuyên
truyền vận động nhân dân bám sát lịch gieo cấy của UBND, Ban NN xã triển khai
thực hiện đạt kết quả cao nhất. Phấn đấu hoàn thành 100% diện tích./.
T/h: CCVH TT-TT