Nội dung
Đồng chí
Nguyễn Duy Trinh – Phó bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã báo cáo Tổng kết
10 năm thực hiện Nghị Quyết số 17-NQ/TU
ngày 17/7/2012 của BCH Đảng bộ tỉnh “Về việc tăng cường lãnh đạo công tác quản
lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh” gắn với Chỉ thị số 22/2007/CT-UBND
ngày 07/11/2007 của UBND tỉnh và 6 năm thực hiện Nghị quyết số
29-NQ/HUngày 3/6/2016 BCH Đảng bộ huyện “Về việc tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai và giải quyết khiếu nại tố
cáo có liên quan đến đất đai trên địa bàn”
Đồng chí Nguyễn Duy Trinh – Phó bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị Quyết số 17
A- KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
I. CÔNG TÁC
LÃNH ĐẠO, THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
1. Công tác triển khai
quán triệt, tuyên truyền thực hiện các Nghị quyết
- Để thực hiện tốt Nghị quyết của tỉnh ủy và các văn bản chỉ
đạo của cấp trên, ngày 21/9/2012,Đảng ủy đã tổ chức hội nghị toàn Đảng bộ mời
Ban Tuyên giáo Huyện ủy về truyền đạt nội dung Nghị quyết để đảng viên được quán
triệt, học tập Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 17/7/2012 của BCH Đảng bộ tỉnh về
“tăng cường lãnh đạo công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh”;
Đảng ủy xây dựng Kế hoạch số 08-KH/ĐU ngày 05/9/2012 về thực hiện Nghị quyết 17
của Tỉnh ủy, UBND xã xây dựng Chương trình hành động số 02/CTr-UBND ngày
08/9/2012 thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 17/7/2012 của BCH Đảng bộ tỉnh
về “tăng cường lãnh đạo công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh”;
Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 20/06/2013 về việc triển khai hướng dẫn số 42 của
Sở Tài nguyên & MT đối với những trường hợp sử dụng đất không hợp pháp trên
địa bàn.Các chi bộ căn cứ Kế hoạch của Đảng ủy, đã gắn nội dung Nghị quyết
17 vào các buổi sinh hoạt chi bộ đúng theo tinh thần chỉ đạo nhằm nâng cao
trách nhiệm của đảng viên đối với công tác quản lý đất đai.
- Thực hiện Kết luận số 43-KL/TU ngày 22/8/2018 của BCH Đảng
bộ tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 17/7/2012,
Đảng ủy đã tổ chức hội nghị quán triệt học tập tới đảng viên toàn Đảng bộ. UBND
xã xây dựng Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 15/12/2018 thực hiện Kết luận số 43-KL/TU
ngày 22/8/2018 của BCH Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 23/11/2018
của UBND huyện về thực hiện Kết luận số 43-KL/TU ngày ngày 22/8/2018 của BCH
Đảng bộ tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày
17/7/2012 triển khai cán bộ địa phương.
-
UBND xã đã xây dựng và ban hành chương trình hành động số 02 ngày 28 tháng 8
năm 2012 thực hiện Nghị quyết số 17; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/HU
ngày 03/6/2016 của BCH Đảng bộ huyện về việc tăng cường sự lãnh đạo của đảng
đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai và giải quyết khiếu nại tố cáo liên
quan đến đất đai trên địa bàn huyện.
- UBND xã
phối hợp với Phòng Tài nguyên môi trường, phòng Tư pháp tổ chức hội
nghị quân chính tuyên truyền phổ biến Luật đất đai năm 2013; Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT
ngày 2/6/2014 của Bộ Tài nguyên môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT
ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên môi trường quy định về giấy chứng nhận QSD
đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất,Hướng dẫn
số 42/HD - STNMT ngày 09/01/2013 của Sở TNMT tỉnh Nam Định “việc lập, thẩm
định, phê duyệt và thực hiện phương án xử lý đối với những trường hợp sử dụng
đất không hợp pháp trên địa bàn tỉnh Nam Định”. Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/HU ngày 03/6/2016 của BCH Đảng bộ
huyện về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý nhà nước
về đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai trên địa bàn
huyện để triển khai thực hiện.
- Đảng ủy - UBND xã thường xuyên quán triệt chủ trương, Chỉ thị của cấp
ủy Đảng cấp trên và các văn bản pháp luật nhà nước về quản lý đất đai trên địa
bàn xã tới cán bộ, đảng viên và nhân dân.Đảng ủy đã phân công các đồng chí
Đảng ủy viên phụ trách các chi bộ theodõi lãnh đạo chỉ đạo các chi bộ, xóm
thường xuyên theo dõi báo cáo những trường hợp vi phạm đất đai trên địa bàn.
- Hàng tháng, BCH Đảng bộ họp đều có nội dung đánh giá về
lãnh đạo và công tác quản lý đất đai trên địa bàn của xã, giao nhiệm vụ cho
UBND xã thực hiện và triển khai đến Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, khối dân
vận. Đảng ủy - UBND xã đã tổ chức hội nghị sơ kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 17
và 2 năm thực hiện Nghị quyết 29, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác lãnh
đạo, chỉ đạo và thực hiện Nghị quyết.
2. Kết quả lãnh đạo cụ thể trong từng nhiệm vụ để tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai và giải
quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai theo tinh thần Nghị quyết 17 của
BCH Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết 29 của BCH Đảng bộ huyện
2.1- Công
tác tổ chức cán bộ: Thực hiện nghiêm túc thẩm quyền trách nhiệm của UBND xã quản
lý công tác đất đai trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các quy
định của pháp luật về quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn xã thực hiện theo
quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Giao cho công
chức chuyên môn tham mưu, phụ trách lĩnh vực; các đồng chí ĐUV phụ trách các
chi bộ, xóm; các đồng chí bí thư, xóm trưởng chịu trách nhiệm quản lý đất đai
trên địa bàn xóm.
2.2-Công tác tuyên giáo: Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương chính sách của
Đảng, pháp luật nhà nước về quản lý đất đai. Lựa chọn nội dung tuyên truyền phù
hợp thiết thực, tập trung vào những vấn đề dư luận quan tâm, những vấn đề mới,
những nội dung cần thiết để phục vụ cho việc triển khai các nhiệm vụ cụ thể về
quản lý đất đai trong từng giai đoạn. Tích cực tuyên truyền qua hệ thống đài
truyền thanh xã, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân để đẩy mạnh
tuyên truyền phổ biến nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về
đất đai trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.
2.3- Công
tác kiểm tra, giám sát: Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của cấp ủy, UBKT Đảng
ủy, công tác thanh, kiểm tra về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm
vụ quản lý nhà nước về đất đai và giải quyết
khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai. Đối với những vụ việc mới
phát sinh đã kịp thời xem xét chỉ đạo giải quyết, trong quá trình giải quyết đã
nghiêm túc thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm, tôn trọng quy trình thủ tục, giải
quyết đúng theo quy định của pháp luật.
2.4- Công tác dân vận: Phát huy dân chủ, huy động sự vào cuộc
của toàn bộ hệ thống chính trị tham gia công tác quản lý đất đai. Phát huy vai
trò của Ban công tác mặt trận và các tổ chức đoàn thể ở xóm trong việc tham gia
công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã. Đưa
nội dung công tác quản lý đất đai, chấp hành pháp luật về đất đai vào nội dung
xây dựng đời sống văn hóa, trong quy ước, hương ước của cộng đồng dân cư. Đã
coi trọng nhiệm vụ quản lý đất đai ngay địa bàn xóm, phát huy vai trò, trách
nhiệm của trưởng xóm, phó xóm trong
quản lý đất đai, nhất là việc nắm bắt tình hình và báo cáo kịp thời những vi
phạm về đất đai tại địa bàn dân cư.
2.5- Kết quả phối hợp MTTQ và các tổ chức
chính trị - xã hội: Phát huy vai trò
của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức
về các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tích cực thực
hiện công tác giám sát phản biện xã hội nhằm thực hiện Nghị quyết có hiệu quả.
2.6- Phát huy nguyên tắc tập trung dân chủ
trong việc thực hiện Nghị quyết: Bằng việc công khai thu thập các
thông tin, phản ánh của người dân, của các tổ chức để cùng tham gia
công tác quy hoạch, tham gia quản lý.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CỦA NGHỊ QUYẾT
1.Công
tác quản lý về đất đai
1.1- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Xã Xuân Thành đã hoàn thiện hồ sơ quy hoạch sử dụng
đất giai đoạn 2011 – 2020, điều chỉnh quy hoạch giai đoạn 2016 – 2020, quy
hoạch giai đoạn 2021-2030 và đã được các cấp phê duyệt theo quy định.Việc thực
hiện quy hoạch được xin ý kiến rộng rãi tới cán bộ đảng viên và nhân dân, nhất
là của tập thể lãnh đạo, BCH và công khai quy hoạch tại trụ sở UBND xã, trên hệ
thống truyền thanh địa phương và tại các xóm.
Hàng năm căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất, trên cơ sở
quy hoạch đã được phê duyệt,UBND xã xây dựngkế hoạch và xin ý kiến của tập thể
lãnh đạo địa phương thống nhất và trình UBND huyện cho ý kiến để trình UBND
tỉnh phê duyệt theo quy định; hàng năm điều chỉnh, bổ sung kế hoạch theo hướng
dẫn của phòng chuyên môn và được công khai, thông báo đến các đối tượng sử dụng
đất để thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
Do làm tốt việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
như xin ý kiến rộng rãi tới cán bộ đảng viên, công khai các quy hoạch, kế hoạch
nên về cơ bản quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tính đồng bộ, tính liên kết,
có tính khả thi cao giữa quy hoạch đất với quy hoạch NTM, quy hoạch chung xây
dựng.
Xác định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ
quan trọng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, UBND xã tuân thủ
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt trong quá trình quản lý và sử
dụng đất đai trên địa bàn; không đưa đất vào sử dụng khi chưa có quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất. Tình trạng tùy tiện trong sử dụng đất, sử dụng đất không có
quy hoạch, kế hoạch đã cơ bản được khắc phục.
Tuy nhiên việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn
tồn tạiđó là: Quy hoạch đất thường triển khai trước việc lập quy hoạch NTM, quy
hoạch chung xây dựng; thời gian thực hiện lập quy hoạch đấtthường ngắn, do đó
việc rà soát các công trình, các vị trí đôi lúc còn gặp khó khăn, sai sót trong
quá trình rà soát, tham mưu việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc lập
quy hoạch sử dụng đất chưa được quan tâm như quy hoạch NTM, quy hoạch chung xây
dựng, không có buổi đóng góp ý kiến của các phòng ban chuyên môn của huyệnnên một
số vị trí quy hoạch chưa có tính đồng bộ giữa các quy hoạch với nhau.
1.2. Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất
a.
Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Số lượng công trình dự án
sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn xã từ tháng 7/2012
đến tháng 7/2022 là 10 công trình dự án, gồm các công trình phục vụNTM như khu
xử lý rác thải tập trung của địa phương diện tích ≈ 1ha, sân vận động trung tâm
xã≈1,2ha, mở rộng trường tiểu học ≈ 0,2ha, mở rộng trường trung học 0,13ha, mở nhà
văn hóa xóm 1 ≈ 0,01ha, xây mới nhà văn hóa xóm 7 là 0,08ha, mở rộng nhà văn
hóa xóm 8 ≈0,02ha và các công trình khác như đường TL 489C 1,58ha, nâng cấp
kênh Cát Xuyên 0,70ha, bãi tập kết đá PCTT 0,10ha.
Việc giao đất thực hiện các
dự án đều được thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử đất, các dự án đã triển
khai thực hiện theo hồ sơ, thiết kế kỹ thuật được phê duyệt; sử dụng hiện quả,
góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.Tuy
nhiên vẫn còn tồn tại, vướng mắc trong quá trình giao đất, cho thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng đất đó là: Do kết quả thực hiện NTM đòi hỏi phải có các công
trình phục vụ như nhà văn hóa các xóm, sân thể thao, bãi xử lý rác thải, quy mô
diện tích các nhà trường… trong khi đó thủ tục để được giao đất, chuyển mục
đích và được cấp GCN QSDĐvề hồ sơ, thủ tục mất nhiều thời gian nên các công
trình công mới chỉ có chủ chương, có quy hoạch, kế hoạch mà chưa làm được thủ
tục cấp GCN QSDĐ hoặc hồ sơ được công nhận, đây cũng là tồn tại chung các công
trình công trên địa bàn huyện.
b.
Kết quả thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất cho nhân dân làm nhà ở
Từ tháng 7/2012 đến tháng 7/2022, UBND xã đã tổ chức 3
đợt đấu giá quyền sử dụng đất cho nhân dân làm nhà ở theo Kế hoạch sử dụng đất
năm 2019, 2020, 2021 đã được phê duyệt; kết quả đấu thắng giá được tổng số là 40
lô với tổng diện tích 5.653,2 m2, tổng số tiền trúng giá 25.898.072.000
đồng.
Việc đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện đúng
pháp luật, đạt hiệu quả cao, tạo nguồn thu cho ngân sách xã.
1.3. Công
tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Trên địa bàn xã từ tháng
7/2012 đến 7/2022 có dự án quy hoạch đường TL 489C đi qua đất hai lúa ở các xóm
1, xóm 2 có thu hồi và đền bù hỗ trợ cho người dân với tổng số hộ là 67 hộ,
diện tích thu hồi, hỗ trợ là 15.824m2, số tiền hỗ trợ là
3.170.336.000 đồng (gồm cả tiền cày bừa). Dự án cải tạo, nâng cấp kênh Cát
Xuyên từ năm 2017 đến năm 2018 dự án này không có hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt
bằng mà chủ yếu là vận động người dân hiến đất để thực hiện dự án với diện tích
là 0,7ha, loại đất là đất hai lúa; dự án bãi tập kết đá PCTT lấy vào đất hai
lúa thuộc đất công và nằm trong hành lang đê Quốc gia; các dự án như khu xử lý
rác thải, sân vận động,nhà văn hóa các xóm 1,7,8, mở rộng trường tiểu học,
trung học đểu được lấy vào diện tích đất công sau dồn điền đổi thửa nên không
phải thực hiện công tác hỗ trợ GPMB.
Công tác thu hồi đất, đền
bù hỗ trợ GPMB để thực hiện các dự án trên địa bàn xã được thực hiệnnhanh
chóng, dúng quy trình pháp luật, dảm bảo tiến độ và chất lượng thực hiện dự án,
được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn dự án cải tạo,
nâng cấp kênh Cát Xuyên do dự án không có bồi thường, hỗ trợ GPMB mà chủ yếu là
vận động hiến đất, thời gian triển khai thực hiện dự án nhanh, nhất là một số
hộ đi làm ăn xa, khó gặp và diện tích lấy vào là tương đối lớn nên công tác vận
động còn gặp nhiều khó khăn. Công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính sau khi thu hồi,
chuyển mục đích của các dự án còn chậm, khó khăn cho quản lý, báo cáo về sau.
1.4. Công
tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu về đất đai và
cấp GCNQSD đất.
- Hiện tại địa phương
đang sử dụng bản đồ đo đạc và lập năm 1995, đến năm 1997 đo đạc chính quy và
được số hóa bản đồ. Do đo đạc từ lâu, công tác chỉnh lý bản đồ chưa được thực
hiện thường xuyên nên trong quá trình sử dụng cũng gặp nhiều khó khăn. Năm 2019
địa phương được dự án chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính của Sở Tài nguyên và môi
trường tỉnh nên trong công tác quản lý đất đai cũng đỡ khó khăn hơn.
-
Công tác cấp GCNQSD đất ở lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân
Thực hiện Nghị quyết số
17/NQ-TU, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng
Chính phủ, Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 10/5/2013 UBND tỉnh Nam Định về việc tập
trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Kế
hoạchsố32/KH-UBND ngày 30/5/2013 của UBND huyện về thực hiện cấp giấy chứng
nhận; UBND xã đã rà soát, thống kê, phân
loại các thửa đất chưa được cấp GCN, tiến hành đo đạc hiện trạng, lập hồ sơ cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tổng số thửa đất cần cấp khu dân cư đến ngày
17/7/2012 là 1.515 thửa, đã cấp 1.460 thửa, số thửa đất chưa được cấp giấy
chứng nhận là 55 thửa, trong đó: số thửa đất đủ điều kiện là 1 thửa, số thửa
đất lên phương án xử lý là 54 thửa (do mua bán trái thẩm quyền, lấn chiếm, vi
phạm hành lang giao thông, tranh chấp).
Kết quả đã cấp giấy chứng nhận cho 55 thửa: năm
2015 đã cấp được 33 thửa, năm 2020 cấp cho 01 thửa và hiện đang tiếp tục lập và
hoàn thiện hồ sơ trình cấp trên phê duyệt cho các trường hợp còn lại là 21 thửa.
Nhìn chung công tác trả GCN QSDĐ được thực hiện
tốt, người dân được nhận GCN khi có giấy đảmbảo 100%.
* Kết quả phối hợp thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp và cơ sở tôn giáo.
Tổng số GCN của các cơ quan, tổ chức, tôn giáo
cần được cấp GCN là 32 thửa,trong đó các cơ sở tổ chức, tôn giáo, doanh nghiệp
đã được cấp là 23 thửa,gồm: Trụ sở UBND xã, trạm y tế, trường tiểu học, trường
trung học, trường mầm non (02 GCN), chùa Văn Phú (02), chùa Liêu Thượng (02),
chùa Cát Xuyên (02), chùa Đông An (02), chùa Hạ Miêu (02), nhà thờ Cát Xuyên
(04), nhà thờ họ Cát Xuyên (01), chi cục thế Xuân Trường miền Xuân Thành, công
ty Đức Thịnh Thành.
Các tổ chức, cơ sở, doanh nghiệp chưa được cấp là
9 thửa gồm: Trạm xử lý nước sạch, công ty CP Tân Thành, công ty CP thương mại
Phú Trung, công ty Nhật Việt, cụm thủy nông sông hồng, nhà quản lý cống (03),
trụ sở HTX.
Việc nhận GCN của các cơ sở tôn giáo, tổ chức, doanh nghiệp được nhận đầy
đủ khi có GCN.
Đánh giá công tác cấp GCN QSDĐ: Nhìn chung công tác cấp GCN QSDĐ trên địa
bàn xã được quan tâm, số lượng GCN chưa được cấp thấp, nhất là cấp đại trà lần
đầu năm 1998 cho hộ gia đình cá nhân cơ bản được cấp đầy đủ, còn 02 trường hợp
chưa được cấp là do tranh chấp và không có nhà, đến năm 2020 thì đã cấp được
cho 01 trường hợp. Các thửa chưa được cấp lần đầu chủ yếu là do địa phương bán
trái thẩm quyền, lấn chiếm nên chưa có điều kiện để hợp thức hóa, đến năm 2015
thực hiện hướng dẫn số 42 thì mới cấp được 33 trường hợp.
Đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn đã cấp
được cơ bản. Tuy nhiên còn một một số doanh nghiệp như công ty Tân Thành, Phú
Trung, Nhật Việt do biến cố bị phá sản nên đến nay chưa cấp được GCN và một số
công trình công khác như khu xử lý rác thải, sân vận động, trạm xử lý nước sạch….
Bên cạnh đó còn tồn tại trong việc cấp GCN là việc lập phương án xử lý
những trường hợp còn lại của người dân theo hướng dẫn số 42 và 1456 rất khó
khăn, đòi hỏi các văn bản chứng minh việc mua bán trái thẩm quyền, việc lấn
chiếm do các giấy tờ, biên lai thu tiền đến nay không tìm thấy, bản đồ địa
chính xã đo đạc từ năm 1995 nên rất khó chứng minh thời điểm sử dụng đất không
hợp pháp; một số trường hợp sử dụng đất từ lâu, thời điểm đó chưa mở rộng hành
lang đường, giờ cấp mới lại vướng vào hành lang đường và một số trường hợp vẫn
còn tranh chấp ranh giới.
1.5. Công tác dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp
a.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện
Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-HU ngày 30/8/2011 về việc
hiện dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp; Đề án số 01/ĐA-UBND ngày
20/9/2011 của UBND huyện về việc dồn điền đổi thửa. Từ quý IV/2011, cấp ủy
Đảng, chính quyền xã đã bước vào triển khai thực hiện nhiệm vụ dồn điền đổi
thửa; đã ban hành Nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Kế hoạch của UBND xã về
công tác dồn điền đổi thửa; thành lập Ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa xã và thành
lập Tiếu ban trực tiếp thực hiện nhiệm vụ dồn điền đổi thửa ở cấp xóm; đã tổ
chức các hội nghị và nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến về Chỉ thị, Kế
hoạch, Đề án của cấp trên về dồn điền đổi thửa ở địa phương tới cán bộ, Đảng viên,
các tầng lớp nhân dân.
b.
Kết quả
Số xóm thực hiện: 12/12 xóm
* Về đóng góp xây dựng nông thôn mới: Tổng diện tích
đất các hộ gia đình, cá nhân đóng góp xây dựng nông thôn mới là 142.401 m2,
mức bình quân huy động đóng góp 25 m2/sào. Số xóm thực hiện việc
DĐĐT, đã giao đất ngoài thực địa là 12/12 xóm
- Trước DĐĐT: Bình quân 4,7 thửa/hộ
Diện tích bình quân: 356
m2/thửa
- Sau DĐĐT: Bình quân
3 thửa/hộ
Diện tích bình quân: 523
m2/thửa
Tổng GCN cần được cấp
là 1.600, đến nay đã cấp được 1.251 GCN; số còn lại là 349 hồ sơ, hiện đã lập và
đang hoàn thiện được trên 160 hồ sơ.
* Hiệu quả của công tác DĐĐT: Việc dồn điền đổi thửa
của xã đã đạt được mục tiêu chính đó là:
- Huy động các hộ dân đóng góp một phần diện tích đất
nông nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng và các công
trình công cộng theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Tập trung dồn đổi quỹ đất công gọn vùng, gọn thửa và
chuyển đổi về các vị trí có quy hoạch giao thông, thủy lợi, các công trình công
cộng để quản lý, sử dụng quỹ đất công được chặt chẽ, có hiệu quả, đúng pháp
luật, phòng ngừa, ngăn chặn các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất.
- Khắc phục tình trạng ruộng đất sản xuất nông nghiệp
manh mún, phân tán; giảm đến mức thấp nhất số thửa mỗi hộ sau khi dồn điền đổi
thửa, tạo ra các ô thửa ruộng có diện tích lớn.
- Công tác chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận tính đến
thời điểm hiện nay UBND xã phối hợp với đơn vị tư vấn đã đo đạc đất nông nghiệp
sau DĐĐT, đã hướng dẫn cho người dân kê khai, lập hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận
sau DĐĐT.
* Việc chuyển đổi cây trồng trên đất hai lúa còn nhiều hạn chế, chưa có
mô hình chuyển đổi linh hoạt từ 7/2012 đến nay, các diện tích xin chuyển đổi
chủ yếu là xen kẹt trong khu dân cư, khó canh tác. Địa phương có quy hoạch vùng
bãi túi xóm 5với diện tích khoảng 12 hasang NTTS song đến nay chưa thực hiện
được và thời gian tới dự kiến chuyển đổi sang mô hình cấy lúa kết hợp lấy rươi.
Ngoài những mặt đã đạt được công tác DĐĐT, cấp GCN còn nhiều hạn chế đó
là: Việc dồn điền đổi thửa vẫn còn tình trạng manh mún, còn tình trạng mỗi hộ
nhiều hơn 3 thửa; đất công chưa được quy hoạch ra vị trí thuận lợi để quản lý
và sử dụng thuận lợi; diện tích xâm canh
Xuân Tân chưa được kê khai cấp GCN; việc kê khai cấp GCN còn chậm do liên quan
đến thừa kế, thiếu GCN; một số người dân còn chưa hiểu rõ những quy định của
pháp luật về đất đai, nhất là việc chuyển nhượng đất cho doanh nghiệp. Công tác
chuyển đổi đất hai lúa kém hiệu quả sang mô hình khác còn chưa được quan tâm
thực hiện.
1.6. Công
tác thanh tra, kiểm tra đất đai
Năm 2018, địa phương xã
nhà có thanh tra của thanh tra tỉnh Nam Định về thanh tra công tác quản lý đất
đai nhất là đất ngoài vùng bãi của 03 doanh nghiệp đóng tàu là công ty CP Tân
Thành, công ty CP thương mại Phú Trung, công ty Nhật Việt sử dụng đất từ năm
2007.
Ngày 10/9/2018 thanh tra
tỉnh có Kết luận số 38/KL.TTr yêu cầu thu hồi đất công đã tạm giao cho công ty
thực hiện dự án đến nay không sử dụng bỏ hoang hóa và đưa vào quản lý, sử dụng
theo quy định của pháp luật; thu hồi số tiền 03 công ty còn nợ tiền thuê đất
công của địa phương; yêu cầu 03 công ty phải hoàn thiện thủ tục để cấp GCN QSDĐ
đối với diện tích đã nhận chuyển nhượng của các hộ dân và sớm đưa đất vào khai
thác sử dụng theo quy định của pháp luật; họp thống nhất hình thức xử lý vi
phạm đối với tập thể lãnh đạo, UBND xã và cá nhân có liên quan đến việc để xẩy
ra vi phạm sử dụng đất không hợp pháp của 03 công ty.
Thực hiện kết luận của
thanh tra tỉnh đến nay địa phương đã thu hồi đất công của UBND xã đối với 03
công ty (đất công của công ty Tân Thành đã xử lý trước khi có thanh tra) và
đãquản lý, khai thác sử dụng theo quy định; tổng diện tích thu hồi là8,49 ha,
đã thu hồi là 8,49 ha (thu hồi theo kết luận thanh tra, đối với công ty Tân
Thành đã thu hồi trước khi thanh tra). Đối với việc thu hồi số tiền các công ty
còn nợ tiền thuê đấu đất công thì đến nay công ty Tân Thành, Phú Trung đã hoàn
thành nghĩa vụ tài chính, còn công ty Nhật Việt chưa hoàn thành nghĩa vụ tài
chính; tổng số tiền cần thu hồi là 467.464.488 đồng, đã thu hồi được khoảng
75.000.000 đồng, còn nợ khoảng 356.536.128 đồng (công ty Tân Thành đã hoàn
thành trước thanh tra; công ty Phú Trungkhoảng 45.000.000 đồng, số còn lại
khoảng 40 triệu công ty xin được miễn giảm; công ty Nhật Việt mới nộp được 30
triệu, còn nợ 356.536.128 đồng).Hiện nay địa phương đang đôn đốc các công ty
liên hệ với các cơ quan nhà nước để làm các thủ tục để được cấp GCN QSDĐ và đưa
diện tích đất vào khai thác sử dụng theo quy định (công ty Tân Thành, Phú Trung
đã cho hộ dân trong xã thuê để trồng cây hàng năm; công ty Nhật Việt đang tìm
đối tác để cho thuê sản xuất), đến nay do đặc thù các công ty đã phá sản nên
việc hoàn thiện nghĩa vụ tài chính để cấp GCN là rất khó khăn. Đối với việc xem
xét kỷ luật thì tập thể lãnh đạo, BCH xã đã họp và xem xét mức kỷ luật là kiểm
điểm tập thể và cá nhân có liên quan gồm chủ tịch, công chức địa chính thời
điểm đó (phó chủ tịch đã
chết, bí thư già yếu).
Công tác thực hiện kết luận thanh tra được địa phương đã thực hiện một
cách nghiêm túc, khách quan và quyết liệt trong việc khắc phục những sai sót mà
kết luận thanh tra đã chỉ ra.
1.7. Việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai
UBND xã thực hiện nghiêm túc việc cải cách thủ tục hành chính, công khai
các thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa UBND xã, thường xuyên cập nhập những
văn bản, thủ tục mới cho phù hợp.
Kết quả giải quyết thủ tục hành chính của địa phương được thực hiện đúng
theo quy định, không để chậm tiến độ. Từ tháng 7/2012 đến nay xã có 02thủ tục
hòa giải thành, và một số vụ hòa giải để ra tòa.
Nhìn chung công tác cải cách thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành
chính của địa phương được đảm bảo; tuy nhiên trong việc giải quyết thủ tục hành
chínhvề đất đaido đặc thù phức tạp liên quan đến tranh chấp tài sản, ranh giới
thửa đất, liên quan đến yếu tố lịch sử nên mất rất nhiều thời gian, nghiệp vụ
hòa giải còn chưa được chuyên sâu.
1.8.
Việc quản lý, sử dụng đất công của xã
Tổng diện
tích đất công ích do UBND xã quản lý, sử dụng là 53,16 ha, trong đó: đất trồng
lúa 16,7ha, đất trồng cây lâu năm và trồng cây hàng năm là 15,85ha,đất nuôi
trồng thủy sản 16,7 ha, đất hàng năm khác 3,9ha. Tổng diện tich đất công ích
chiếm khoảng17,4 % so với diện tích đất nông
nghiệp và đất chưa sử dụng.
Để tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý quỹ đất công ích hiệu quả theo
quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND huyện. UBND xã đang tiếp tục chỉ đạo
công chức chuyên môn, cơ sở xóm đội lập phương án quản lý sử dụng đất công ích
của xã theo đúng quy định; hàng năm rà soát và có kế hoạch quản lý, giao đất,
cho thuê đất theo quy định để tăng cường quản lý và tăng nguồn thu cho ngân
sách địa phương.
Đối với diện tích đất lúa sau dồn điền đổi thửa lập phương án quản lý, sổ
theo dõi và giao cho xóm tìm đối tượng thuê đấu hoặc thông báo trên đài địa
phương để thuê đấu và ký hợp đồng thuê đấu theo quy định. Đối với diện tích đã có
hợp đồng thuê đấu sẽ tổ chức giao đất, quản lý, kiểm tra việc sử dụng đất theo
đúng quy định.
Không cho thuê trái thẩm quyền, trái quy định về khai thác, quản lý, sử
dụng đất công ích theo thẩm quyền UBND xã; kết hợp với đó tạo điều kiện cho
người dân được thuê đấu để tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng nguồn thu cho ngân
sách của địa phương.
Tổng số tiền cho
thuê đất công ích năm 2022 khoảng 221.241.667 đồng
Tuy nhiên bên cạnh đó công
tác quản lý đất công tại địa phương còn nhiều bấp cập, khó khăn trong quản lýdó
là: Diện tích đất lúa nhỏ lẻ, xen kẹt trong các dây ruộng, nhiều diện tích khó
canh tác và xen kẹt trong khu dân cư; công tác lắm bắt đất công ở một số xóm
còn hạn chế do bỏ hoang nhiều năm nên không để ý, lắm bắt. Tình trạng đất bỏ
hoang hóa còn nhiều hoặc đất xen kẹt khó giao và thu về ngân sách nhà nước. Một
số diện tích khó đưa vào khai thác sử dụng, giao, cho thuê; diện tích đất công
chải dài, bám theo hàng lang đê quốc gia, xen kẹt trong khu dân cư nên khó khăn
cho công tác quản lý.
2. Công tác
xử lý vi phạm về đất đai
Thực hiện
Hướng dẫn số 42/STNMT-TTra ngày 09/01/2013, hướng dẫn số 1456/HD-STNMT ngày
01/7/2015 của Sở Tài nguyên & Môi trường; Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày
02/5/2013 UBND huyện về việc rà soát, phân loại, lập, thẩm định, phê duyệt và
thực hiện phương án xử lý đối với các trường hợp sử dụng đất không hợp pháp
trên địa bàn huyện; Đảng ủy đã chỉ đạo UBND xã đã tổ chức hội nghị triển khai
và hướng dẫn tập huấn nghiệp vụ, thành lập Hội đồng xử lý vi phạm đất đai, Tổ
công tác giúp việc cho Hội đồng và tập trung thực hiện Kế hoạch rà soát, phân
loại, lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện phương án xử lý đối với các trường
hợp sử dụng đất không hợp pháp trên địa bàn xã.
2.1. Tổng hợp vi phạm
a, Vi phạm của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đấttrước Nghị quyết 17-NQ/TU
Tổng số 213
trường hợp, với tổng diện tích là 34.127 m2 trong đó:
+ Giao đất trái thẩm quyền là 40 trường hợp, diện tích
= 5.119 m2
+ Trường hợp lấn chiếm là 73 trường hợp, diện tích =
3.966 m2
+ Tự ý chuyển mục đích là 100 trường hợp, diện tích =
25.042 m2
Trong đó có một số trường hợp vừa giao trái thẩm quyền, vừa lấn chiếm và chuyển
mục đích.
Vi phạm của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất sau Nghị quyết 17-NQ/TU
Tự ý chuyển mục đích là 6 trường hợp = 2.950 m2.
b. Vi phạm
của tổ chức, doanh nghiệp sử dụng đất
- Vi phạm trước Nghị
quyết 17-NQ/TU: gồm 03 trường hợp cho thuê đất chậm đưa đất vào sử dụng, tiến
độ sử dụng đất chậm so với tiến độ nêu trong dự án đầu tư; với diện tích
137.700m2 (gồm công ty Tân Thành, Phú Trung, Nhật Việt)
- Vi phạm sau khi ban
hành Nghị quyết 17-NQ/TU: là không có.
c. Vi
phạm của các cơ sở tôn giáo: là không có .
2.2. Công tác xử lý vi phạm về đất đai
- Hộ gia đình, cá nhân
sử dụng đất:
+ Đối với các trường hợp sử dụng đất không hợp pháp trước Nghị quyết đã
được UBND xã lập biểu tổng hợp; lập phương án xử lý và đã cấp GCN cho 33 trường
hợp chủ yếu là bán trái thẩm quyền, lấn chiếm với số tiền là 155.971.000 đồng
với diện tích là 3.924 m2. Các trường hợp còn lại
chưa lập được phê duyệt phương án chủ yếu là: không bổ sung được phiếu thu,
chưa chứng minh được thời điểm sử dụng đất không hợp pháp, vướng hành lang đường
giao thông. Các trường hợp này đang được UBND xã xem xét, lập phương án và hoàn
thiện hồ sơ để xử lý.
+ Vi phạm sau Nghị quyết
17-NQ/TU:
Trên địa bàn xã sau khi
rà soát, tổng hợp, báo cáo trên địa bàn xã có 06 trường hợp vi phạm. Trong đó
đã xử lý, khắc phục được hai trường hợp tự nguyện hoàn trả lại hiện trạng đất
(xóm 2, xóm 4); 02 trường hợp đã khắc phục tự nguyện hoàn trả hiện trạng tại
thời điểm vi phạm (xóm 6) và xử phạt vi phạm hành chính 01 trường hợp với số
tiền nộp phạt là 3 triệu đồng; 02 trường hợp còn lại (xóm 9, xóm 10) địa phương
đang thiết lập hồ sơ xử lý.
- Tổ chức, doanh nghiệp
sử dụng đất vi phạm trước Nghị quyết 17-NQ/TU: 03 công ty là Tân Thành, Phú
Trung Nhật Việt với tổng diện tích 169.200 m2gồm diện tích đất công
và diện tích đất 03 công ty đã nhận chuyển nhượng của các hộ dânnhưng chưa được
công nhận cấp GCN QSDĐ.Thu hồi 116.500 m2diện tíchđất công do UBND
xã quản lý.
- Xử lý các cán bộ có
liên quan đến các vi phạm trong lĩnh vực đất đai:
Kiểm điểm tập
thể lãnh đạo và UBND xã; cá nhân kiểm điểm 02 đồng chí là chủ tịch và cán bộ
công chức địa chính.
- Đánh
giá kết quả đạt được và những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Các trường hợp xử lý theo hướng dẫn số 42 và 1456 của
Sở Tài nguyên môi trường về trường hợp sử dụng đất không hợp pháp trước Nghị
quyết 17mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạchquá trình lập hồ sơ, phương án xử lý
gặp nhiều vướng mắc như không còn phiếu thu tiền, một số trường hợp không nhất
trí phương án xử lý, thiếu các giấy tờ chứng minh việc sử dụng đất không hợp
pháp do đó rất khó khăn trong việclập hồ sơ xử lý; ngoài ra một số trường hợpxây
dựng công trình trong hành langđường giao thông.
Việc xử lý các trường vi phạm sau Nghị quyết 17 tiến
độ còn chậm, nhất là diện tích vi phạm khó xác minh, đối tượng vi phạmcố tình
không chấp hành.
Nhìn chung tiến độ, chất lượng xử lý, thiết lập hồ sơ
xử lý các trường hợp xử dụng đất không hợp pháp là rất khó khăn, chưa đảm bảo
yêu cầu về tiến độ, chất lượng hồ sơ.
2.3. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh, tranh chấp đất đai
- Công tác tiếp công dân liên quan đến đất đai: UBND xã duy trì việc tiếp công dân vào thứ 5 hàng tuần
và tập trung giải quyết thủ tục hành chính vào các ngày trong tuần tại trụ sở
UBND xã. Các đơn thư có liên quan đến đất đai được lãnh đạo UBND xã chỉ đạo
công chức chuyên môn tham mưu giải quyết, không để phát sinh thành các vụ việc
phức tạp,khó giải quyết; những vụ việc phức tạp, phát sinh từ trước đã tập
trunggiải quyết.
- Công tác giải quyết đơn thư vụ việc khiếu nại, tố cáo, liên quan đến
đất đai trên địa bàn từ ngày 17/7/2012
đến nay trên địa bàn xã có 23vụ việc liên quan
đến đất đai; trong đó tập trung vào các vụ việc như tranh chấp về di sản thừa
kế, ranh giới các thửa đất, kiến nghị việc xây dựng lấn chiếm ra ngõ đi chung,
tranh chấp ngõ đi chung...
Kết quả đã giải quyết
UBND đã làm
việc, hòa giải, xử lý thành công 15 trường hợp liên quan đến tranh chấp, thừa
kế di sản, khiến nghị liên quan đến đất đai.
Hòa giải 5
trường hợp chuyển tòa án giải quyết.
Còn lại 3
trường đang tiếp tục giải quyết.
Trong đó có
có một số trường hợp có tính chất phức tạp dù đã được cơ quan cấp trên, tòa án
giải quyết song đến nay tiếp tục phát sinh đơn thư như trường hợp vụ ông Thắng,
ông Bình xóm 1, vụ ông Thịnh xóm 8; một số vụ việc phức tạp phát sinh từ lâu,
kéo dài đến nay đã giải quyết xong như vụ ông Quyền, ông Đỗ xóm 2, vụ ông Bàng,
ông Nhuận xóm 10, vụ nhà ông Ý, ông Thiếp xóm 11, vụ nhà ông Nam xóm 12.
- Nhìn
chung công tác giải quyết đơn thư liên quan đến đất đai rất nhậy cảm, khó khăn,
phức tạp liên quan đến nhiều quy định, tới yếu tố lịch sử, nhiều mối quan hệ
ràng buộc, phát sinh thường xuyêntuy nhiên trong thời gian qua địa phương xã
Xuân Thành đã làm tương đối tốt, người dân cơ bản hài lòng kết quả giải quyết
của các cấp.
III. ĐÁNH
GIÁ CHUNG
1. Ưu điểm
Trước hết phải
cộng nhận Nghị quyết 17 và kết luận 43 của Đảng bộ tỉnh ra đời đã thay đổi cách
nhìn nhận, tư duy và quan điểm về đất đai; nâng cao nhận thức về quản lý, sử
dụng đất đai trên địa bàn xã, cũng như sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện tới
địa phương trong lĩnh vực đất đai.
Qua thời gian
tổ chức thực hiện, triển khai nghị quyết các cấp ủy Đảng chính quyền, các đoàn
thể từ xã đến cơ sở đã lãnh đạo, chỉ đạo và tích cực tuyên truyền vận động nhân
dân thực hiện tốt các nội dung của Nghị quyết. Công tác quản lý và sử dụng đất
đai trên địa bàn xã có nhiều chuyển biến, từ việc lập quy hoạch, kế hoạch sử
đụng đất đến các nội dung quản lý cụ thể; tích cực phấn đấu hoàn thành việc cấp
đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, tôn
giáo; đẩy mạnh công tác quản lý đất đai, hạn chế tình trạng sử dụng đất không
theo quy hoạch, kế hoạch, việc giao, cho thuê được thực hiện đúng theo quy định.Qua
đó đã góp phần khai thác và phát huy tốt hơn nguồn lực đất đai phục vụ mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã
hội của xã, đóng góp nguồn thu ngân sách trên địa bàn xã.
2. Nguyên nhân, hạn chế, tồn tại
- Việc sử dụng
đất đai có lúc, có nơi còn tình trạng buông lỏng về quản lý và sử dụng đất
đai nhất là trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,
quản lý biến động về đất đai. Tình trạng vi phạm luật đất đai như sử dụng đất
sai mục đích, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, hành lang công trình
thủy lợi diễn ra trong thời gian dài có vụ giải quyết chưa triệt để.
- Công tác xử
lý vi phạm pháp luật về đất đai theo Hướng dẫn 42-HD/STNMT ngày 09/01/2013 và
Hướng dẫn số 1456-HD/STNMT ngày 01/7/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Nam Định còn kéo dài, kết quả thấp. Công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất nông nghiệp sau DĐĐT còn chậm tiến độ.
- Công tác quán
triệt, tuyên truyền chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, liên tục, nhận thức
pháp luật về đất đai của một số cán bộ, đảng viên và người dân còn hạn
chế. Vai trò lãnh đạo của Cấp uỷ giai đoạn đầu chưa thực sự sâu
sát, công tác kiểm tra, đôn đốc có thời điểm, có lúc chưa kịp thời.
Có sự thay đổi về chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Chính
quyền, bí thư, xóm trưởng dưới xóm, công chức chuyên môn trong thời gian
triển khai và thực hiện Nghị quyết 17 của Tỉnh uỷ nên lắm bắt, tiến độ
giải quyết liên quan đến đất đai còn chậm.
- Công tác
tham mưu của công chức chuyên môn có nơi, có lúc chưa sâu, chưa chủ
động. Việc tham mưu giải quyết đất đai chỉ mang tính khắc phục hậu
quả sau vi phạm mà chưa thực sự có biện pháp ngăn chặn không để vi
phạm.
- Sự vào
cuộc của MTTQ và các đoàn thể chưa rõ nét, có lúc, có nơi còn coi
việc quản lý, xử lý vi phạm về đất đai là việc của chính quyền.
Sự thờ ơ thiếu trách nhiệm của không ít cán bộ cơ sở và quần chúng
nhân dân. Cá biệt có cán bộ, đảng viên còn vi phạm đất đai.
Công tác kiểm
tra, giám sát việc sử dụng đất đai và xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý
sử dụng đất đai chưa kịp thời. Hiệu lực, hiệu quả giải quyết tranh chấp về đất
đai và một số vụ việc giải quyết còn hạn chế; công chức chuyên môn phải phối
hợp, kiêm nhiệm nhiều công việc tại đại phương.
Lĩnh vực quản
lý đất đai rộng lớn, nhiều yếu tố liên quan như lịch sử, mối quan hệ nên rất
nhậy cảm, trong khi đó đất đai ngày là một tài sản có giá trị, nên càng diễn
biến phức tạp trong trang chấp, sử dụng đất. Hệ thống văn bản pháp luật của
nước ta thay đổi và chưa có tính bền vững, nhiều văn bản liên quan nên rất khó
lắm bắt.
B. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI
I. NHIỆM VỤ
1. Công tác Lãnh đạo của các cấp ủy Đảng
- Thường xuyên
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai; chỉ
đạo UBND xã và chuyên môn địa chính kịp thời giải quyết các đơn đề nghị có liên
quan về đất đai không để phát sinh và tồn đọng kéo dài.
- Chỉ đạo xử lý dứt điểm các trường hợp sử
dụng đất không hợp pháp theo hướng dẫn số 42 của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Nghị quyết 17 của BCH Đảng bộ tỉnh Nam Định và Nghị quyết 29 của BCH đảng bộ
huyện Xuân Trường.
- Chỉ đạo, đôn
đốc hoàn thành việc cấp đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp sau DĐĐT.
- Tổ chức quán
triệt, tuyên truyền và phân công các thành viên trong BTV, BCH Đảng ủy phụ
trách các chi bộ, xóm sau đại hội và sát nhập xóm. Nêu rõ vai trò, trách nhiệm
của cán bộ phụ trách nếu để xẩy ra tình trạng vi phạm đất đai trên địa bàn phụ
trách. Giao đồng chí bí thư chi bộ thường xuyên quán triệt, tuyên truyền và
chịu trách nhiệm trước BCH nếu để xảy ra tình trạng vi phạm đất đai.
2. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn
thể
- Tiếp tục
phát huy vai trò của MTTQ , các đoàn thể chính trị - xã hội vàBan công tác mặt
trận, các tổ chức đoàn thể ở xóm trong việc tham gia công tácquản lý đất đai
trên địa bàn.
- Đẩy mạnh
tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật về đất đai, tham gia phối
hợp với chính quyền triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý đất đai
trên địa bàn xã
3. Nhiệm vụ của các cấp chính quyền trong chỉ đạo, tổ
chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai và giải quyết đơn thư
khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai
- Thực hiện
đúng các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tại địa phương, chỉ được
sử dụng đất khi được sự đồng ý bằng văn bản của cấp trên.
- Hoàn thành
công tác lập hồ sơ, xét duyệt đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
nông nghiệp.
- Rà soát, lập
hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình theo Quyết
định 05 của Thủ tướng Chính phủ.
- Rà soát, lập
hồ sơ xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai theoHướng dẫn
42-HD/STNMT ngày 09/01/2013 và Hướng dẫn số1456-HD/STNMT ngày 01/7/2015 của Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định.
- Thực hiện
tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai, công tác tiếp dân và kịp thời giải
quyết các đơn đề nghị của nhân dân liên quan đến lĩnh vực đất đai.
II. GIẢI PHÁP
1. Tiếp tục
quán triệt, tuyên truyền phổ biến sâu rộng Nghị quyết, kế hoạch, Chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết nhằm nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân
dân về chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai; nhận thức của các cấp ủy
Đảng, chính quyền, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong vai
trò lãnh đạo, chỉ đạo, tham gia thực hiện công tác quản lý đất đai và giải quyết
khiếu nại tố cáo có liên quan đến đất đai.
2. Thực hiện
đúng vai trò trách nhiệm lãnh đạo công tác quản lý đất đai của Đảng bộ, BCH
Đảng bộ, thường trực Đảng ủy và các Chi bộ trực thuộc; vai trò giám sát thực
hiện công tác quản lý đất đai của HĐND xã. Nắm sát tình hình từng tháng, từng
quý có nghị quyết lãnh đạo các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý đất
đai.
3. UBND xã bám
sát sự chỉ đạo của cấp trên, triển khai đồng bộ các nhiệmvụ quản lý đất đai tại
địa phương. Phân công giao trách nhiệm phụ trách địa bàn,đôn đốc theo dõi việc
chấp hành pháp luật về đất đai, phòng ngừa ngăn chặn vi phạm. Thực hiện nghiêm
túc vai trò trách nhiệm của UBND xã, của người đứng đầu UBND xã, của cán bộ
công chức địa chính xã, các cán bộ công chức có nhiệm vụ liên quan trong vai
trò chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tham mưu giúp việc về công tác quản lý đất đai;
tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai.
- Tăng cường
vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, của hệ thống chính trị trong vai trò
tham gia công tác quản lý đất đai, đặc biệt là phải phát hiện, báo cáo và trực
tiếp tham gia giải quyết, ngăn chặn vi phạm.
- Phát huy dân
chủ, quyền của người dân tham gia công việc quản lý đất đai; phát hiện và kiến
nghị xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai. Thực hiện có trách nhiệm, đạt
hiệu quả công tác hòa giải, giải quyết các tranh chấp về đất đai ngay từ xóm.
4. Tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát về công tác quản lý đất đai, chủ động thực hiện tốt
các giải pháp phòng ngừa, phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý các biểu hiện
vi phạm về đất đai, coi trọng việc quản lý quỹ đất công, đất nghĩa trang, nghĩa
địa, đất có liên quan đến hoạt động tôn giáo.
5. Phát huy
vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật về đất đai, tham gia phối hợp
cùng chính quyền triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý đất đai trên
địa bàn xã.
III. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
- Do bản đồ địa chính xã đã được đo đạc từ lâu,
trải qua nhiều năm hiện trạng đất đã có nhiều thay đổi, bản đồ địa chính và hồ
sơ thiết lập kèm theo đã cũ, rách nhiều, nhàu nát, chất lượng kém, việc tra cứu
sử dụng bản đồ, hồ sơ địa chính gặp rất nhiều khó khăn. Đề nghị UBND huyện xem
xét, hỗ trợ kinh phí để UBND xã Xuân Thành đo đạc bản đồ và xây dựng lại hồ sơ
địa chính.
- Công tác
quản lý đất đai là một lĩnh vực rất rộng lớn, nhây cảm, khó khăn, phức tạp và
biến động liên tục do đó đề nghị Huyện ủy, UBND huyện, các phòng ban chuyên môn
huyện tăng cường quản lý, quan triệt, tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ địa
phương. Trong đó cần quan tâm tới hướng dẫn lập hồ sơ xử lý trường hợp sử dụng
đất không hợp pháp trước và sau Nghị quyết 17; các công trình, dự án, doanh
nghiệp, tổ chức trên địa bàn xã. Tổ chức tập huấn chuyên môn cho lãnh đạo quản
lý, công chức làm chuyên môn.
- Đề nghị
UBND tỉnh, UBND huyện quan tâm, hỗ trợ việc chỉnh lý hồ sơ, bản đồ địa chính
theo từng giai đoạn (05 năm hoặc 10 năm) để thuận lợi trong việc tra cứu, quản
lý, theo dõi liên quan đến lĩnh vực đất đai.
Trên đây là
báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện
Nghị quyết số 17- NQ/TU ngày 17/7/2012 của
BCH Đảng bộ tỉnh “về việc tăng cường lãnh
đạo công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh”gắn với Chỉ thị số
22/2007/CT-UBND ngày 07/11/2007 của UBND tỉnh về “tăng cường công tác quản lý đất đai có liên quan đến tôn giáo” và
06 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/HUngày 03/6/2016 BCH Đảng bộ huyện “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác quản lý nhà nước về đất đai và giải quyết khiếu nại tố cáo có liên quan đến
đất đai trên địa bàn huyện”.
Đảng ủy xã Xuân
Thành trân trọng báo cáo./.
Đồng Chí Đặng Văn Quy - công chức địa chính TNMT tham luận tại hội nghị.
Xuân Thành nằm ở phía Đông Bắc Huyện Xuân
Trường, có tổng diện tích địa giới hành chính là 514 ha. Xã có 6 xóm, với hơn 6
nghìn nhân khẩu. Trong những năm trước đây, công tác quản lý đất đai còn nhiều
bất cập. Tình trạng giao đất trái thẩm quyền, lấn chiếm, tự chuyển mục đích sử
đụng đất diễn ra tương đối phức tạp. Sau khi có Nghị quyết 17 của BCH Đảng bộ
tỉnh đến nay tình hình quản lý đất đai đã có nhiều chuyển biến tích cực, công
tác quản lý đất đai, sự tuân thủ pháp luật của người dân cũng được nâng cao.
Thực hiện Nghị quyết
17 ngày 17/7/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh gắn với Chỉ thị 22 ngày
07/11/2007 của UBND tỉnh và 06 năm thực hiện Nghị quyết số 29 ngày 3/6/2016 BCH
Đảng bộ huyện về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cồng tác quản lý nhà
nước về đất đai và giải quyết khiếu nại tố cáo có liên quan đến đất đai trên địa
bàn huyện.
BCH Đảng bộ xã tiến
hành quán triệt và tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể cán bộ, Đảng viên và các
tầng lớp nhân dân, UBND xã xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung yêu cầu
Nghị Quyết của Đảng bộ tỉnh và Đảng bộ huyện.
Về
quản lý quỹ đất công ích: Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM,
công tác DĐĐT đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết những bất cập
trong sản xuất nông nghiệp trước đây, yêu cầu đặt ra dồn điện đổi thửa để dồn
gọn vùng gọn thửa khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất để sản xuất NN và quy
hoạch mở rộng giao thông nội đồng.
Việc dồn điền đổi
thửa của xã đã đạt mục tiêu chính đó là:
- Tập trung dồn
đổi quỹ đất công gọn vùng, gọn thửa và chuyển đổi về các vị trí có quy hoạch
giao thông, thủy lợi, các công trình công cộng, để quản lý, sử dụng quỹ đất
công được chặt chẽ, có hiệu quả, đúng pháp luật, phòng ngừa ngăn chặn các vi
phạm trong quản lý, sử dụng đất.
Sau khi thực hiện
việc DĐĐT đất công ích đã được thu gom lại và hiện nay UBND xã đang quản lý. Diện
tích cho các hộ gia đình, cá nhân thuê đấu khoảng 7,6 là đất 2 lúa trong đồng (tập
trung lớn ở các xóm 1, xóm 2, xóm 3). Ngoài ra còn cho thuê đấu đất công ngoài
vùng bãi, thu hồi và cho thuê diện tích đất công trước đây đã tạm giao cho 03
công ty thực hiện dự án đóng tàu thuyền năm 2007 để quản lý, đưa vào khai thác
xử dụng theo quy định của pháp luật, tăng ngân sách địa phương.
Đối với các diện tích
đất công nhỏ lẻ, xen kẹt hàng năm thống kê, quản lý và giao cho xóm quản lý,
vận động người dân gieo cấy.
Về
lập hồ sơ xử lý vi phạm lấn chiếm, sử dụng sai mục đích sau Nghị quyết 17.
Sau Nghị quyết 17 của
BCH Đảng bộ tỉnh, UBND xã đã tăng cường kiểm tra, rà soát các vi phạm và lập hồ
sơ xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm lấn chiếm đất đai, tự ý chuyển mục
đích sử dụng đất cụ thể như sau:
Trên địa bàn xã phát
hiện 06 trường hợp: hộ ông Trịnh Bá Tứ xóm 2 cũ, ông Phạm Đăng Lưu xóm 4 cũ vi
phạm là đào đất lúa thành ao và năm 2020 đã vận động 02 hộ gia đình tự giác
khắc phục. Ông Tống Quang Thiện, Tống Trọng Khang xóm 6 đã san lấp đất ruộng, và
phạt hành chính 01 trường với mức phạt là 03 triệu đồng và đã yêu cầu khắc phục
vi phạm.
Hiện nay trên địa bàn
xã còn 02 trường hợp vi phạm mà chưa được khắc phục xử lý là hộ ông Phạm Văn
Hiền xóm 9 cũ (vi phạm năm 2013) là đào ao, xây dựng chuồng trại chăn nuôi trên
đất hai lúa; hộ ông Phạm Xuân Hòa xóm 10 cũ (vi phạm 2017) đào ao trên đất hai
lúa.
Xuất phát từ công tác
quản lý đất đai của địa phương Lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương quyết tâm
cao đã chỉ đạo các ban ngành đoàn thể nhân dân làm tốt công tác tuyên truyền
vận động bằng nhiều hình thức để các hộ vi phạm tự giác chấp hành.
Về
lập hồ sơ xử lý các trường hợp sử dụng đất không hợp pháp
Có
12/12 cơ sở xóm tiến hành rà soát xác định được danh sách gồm 213 hộ gia đình,
cá nhân có biểu hiện vi phạm từ tháng 17/7/2012 về trước cần xem xét để lập hồ
sơ xử lý. Trong đó đã lập phương án xử lý và cấp GCN được 33
trường hợp, với tổng số tiền đã thu vào ngân sách là trên 155 triệu đồng.
Những trường hợp còn lại
địa phương đang tiếp tục thiết lập hồ sơ để lập phương án trình HĐND huyện để
xem xét xử lý.
Khó khăn vướng mắc
- Bản đồ địa chính xã
Xuân Thành đã được đo đạc từ lâu (năm 1995) đến nay, bên cạnh đó các trường bán
trái thẩm quyền không còn giữ được hóa đơn, chứng từ; các văn chứng minh thời
điểm sử dụng đất không hợp pháp còn thiếu như bản giao đất, biên bản vi phạm,
bản đồ địa chính ..... nên thiếu dẫn chứng, chứng minh thời điểm sử dụng đất
không hợp pháp. Việc tổ chức họp dân, xin ý kiến cộng đồng dân cư về thời điểm
sử dụng đất không hợp pháp là rất khó khăn do người dân đi làm ăn xa, ít quan
tâm và không nhớ được cụ thể từng thời điểm sử dụng đất không hợp pháp do thời
gian đã lâu.
- Các hộ đi làm ăn xã
chưa coi trọng việc cần phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Liên quan
đến thủ tục thừa kế, tranh chấp mốc giới nên cũng gây khó khăn cho việc thiết
lập hồ sơ cấp giấy GCN QSDĐ trong khu dân cư cũng như đối với đất hai lúa sau
DĐĐT.
Việc
giải quyết đơn thư: Vấn
đề đơn thư kiến nghị khiếu nại, tố cáo hiện nay chủ yếu là lên quan đến đất
đai, cấp ủy chính quyền luôn ý thức và thường xuyên quan tâm đến giải quyết
công việc này bởi nếu có ổn định được những mâu thuẫn trong nhân dân thì mới có
thể phát triển kinh tế xã hội, từ đó UBND xã xây dựng kế hoạch tập trung cao
cho việc giải quyết đơn, thư có liên quan đến đất đai, và đã giải quyết, hòa
giải hơn 20 vụ việc góp phần ổn định an ninh trận tự dân cư nông thôn.
Kinh
nghiệm rút ra là:
- Trước hết phải khẳng định Nghị quyết 17 và Kết luận 43
của BCD Đảng bộ tỉnh Nam Định là một nghị quyết lớn, phù hợp với điều kiện thực
tế, tình hình của các địa phương trong việc tăng cường quản lý đất đai, cũng
như tạo động lực để khai thác, phát triển nguồn lực từ đất.
- Quán triệt kỹ các văn bản, quy định của nhà nước về lĩnh
vực đất đai, lồng ghép những vấn đề thường xuyên xảy ra tại địa phương xã nhà
cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên vào các hội nghị chi bộ, hội nghị quân chính để
đội ngũ cán bộ, Đảng viên dễ tiếp thu và dễ nhớ.
- Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền tới toàn thể
nhân dân thông qua các hội nghị từ Đảng, tới các đoàn thể chính trị xã hội, hội
người cao tuổi và các tổ chức xã hội khác với phương châm là mỗi cán bộ Đảng
viên, công chức, đoàn thể đều là một tuyên truyền viên để vận động quần chúng
nhân dân thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
- Nội bộ đoàn kết, thống nhất hành động sâu sát thực địa nắm
thông tin, cán bộ chuyên môn tham mưu đúng và kịp thời phù hợp với quy định của
Pháp luật.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng, chính
quyền, cộng động dân cư; xác định việc quản lý đất đai không phải việc riêng
của ngành mà là của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò đặc biệt quan
trong của cấp ủy cơ sở, đảng ủy viên phụ trách và người đứng đầu cấp ủy.
- Về giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả
quản lý đất công.
- Tăng cường công
tác quản lý nhà nước về đất đai, quỹ đất công đã quy vùng và tạo điều kiện cho
hộ thuê đất công xen kẹt như ao hồ trong khu dân cư, cán bộ cơ sở xóm phải thực
sự là cánh tay lối dài của Đảng ủy, UBND xã để quản lý, báo cáo các vi phạm đất
đai xảy ra kịp thời, không che dấu bao che cho các hộ vi phạm.
Qua đây cũng trân trọng đề nghị Huyện ủy, UBND huyện, các
phòng, ban quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn địa phương trong công tác
quản lý đất đai, và phát huy được nguồn lực, lợi thế từ đất.
- Trên đây là báo
cáo tham luận về “ Tình hình và kết quả quản lý quỹ đất công tại đại phương, việc lập hồ sơ xử lý những vi
phạm về lấn chiếm đất, sử dụng đất sai mục đích, giải quyết khiếu nại tố cáo có
liên quan đến đất đai của cấp ủy chính quyền xã Xuân Thành tại hội nghị tổng
kết 10 năm thực hiện Nghị Quyết số 17 ngày 17/7/2012 của BCH Đảng bộ tỉnh.
Đồng chí Cao Văn Thanh - Đảng ủy viên - Chủ tịch MT TQ phát biểu tham luận
Như
các đồng chí đã biết công tác quản lý đất đai là một vấn đề hết sức là nhậy cảm,
biến động liên tục, liên quan đến nhiều mối quan hệ ràng buộc, nhiều quy định
liên quan, liên quan đến các yếu tố lịch sử, hiện tại, tương lai sau này.
Đất
đai cũng liên quan đến nguồn thu ngân sách chủ yếu của địa phương, liên quan
đến sự phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, an ninh nông thôn.
Giá
trị về đất ngày một cao, nhu cầu ngày càng lớn trong khi đó quỹ đất thì có hạn,
quy định pháp luật có thể nói chưa theo được sự biến động về đất. Do đó việc
phát sinh vi phạm, tranh chấp liên quan đến đất đai là rất nhiều. Mà đây cũng
là thực trạng trung của các địa phương trong huyện Xuân Trường.
Do
đó đòi hỏi công tác quản lý, quy hoạch đất đai phải được quan tâm đúng với yêu
cầu thực tiễn hiện nay.
Có
thể nói, từ khi có Nghị quyết 17 ngày 17/7/2012 của BCH Đảng bộ tỉnh Nam Định
đến nay công tác quản lý đất đai của địa phương Xuân Thành được tốt hơn. Từ những
vụ việc vi phạm đã giảm hẳn; việc giao bán trái thẩm quyền đã chấp dứt hẳn; việc
xây dựng quy hoạch, kê hoạch sử dụng đất được quan tâm tốt hơn, sát thực, có tính
khả thi; các đơn thư liên quan đến đất đai cũng được quan tâm giải quyết đúng
theo quy định, hạn chế được việc đơn thư vượt cấp; tinh thần, thái độ, trách
nhiệm của cán bộ chuyên môn cũng được nâng cao.
Để
thực hiện tốt công tác quản lý đất đai thì đòi hỏi phải có sự quan tâm đồng bộ,
thông nhất; sự lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt của đảng, việc chấp hành của chính
quyền. Do đó công tác quản lý đất đai không phải của một cán bộ chuyên môn mà
phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trong đó vai trò của các đồng
chí ĐUV, bí thư chi bộ được coi là cánh tay lối dài Đảng ủy. Các vi phạm, các
phát sinh liên quan đến đất đai có kịp thời, có chính xác, có khách quan hay
không là do các đồng chí ĐUV, bí thư chi bộ mà trong Nghị quyết của BCH về việc
phân công phụ trách của các đồng chí ĐUV đã nêu rõ.
Đối
với hệ thống mặt trận, thành viên các tổ chức chính trị xã hội có ý nghĩa, vai
trò rất lớn trong công tác quản lý đất đai của địa phương. Tham gia giám sát,
phản biện và cùng vào cuộc tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân sống và
làm việc theo pháp luật. Do đó trong thời gian qua MTTQ xã đã chỉ đạo cho các
tổ chức thành viên tăng cường phối hợp với UBND xã, cấp ủy, cơ sở xóm trong
tuyên truyền, vận động người dân; thường xuyên viết, đưa tin bài. Phản ánh, góp
ý với UBND xã trong công tác quản lý đất đai, tham gia quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, công khai theo quy định. Tham gia các cuộc rà soát, xét duyệt các hồ
sơ cấp GCN QSDĐ cho người dân…
Trên địa bàn xã Xuân Thành có 05 chùa, 02
giá xứ, với người theo đạo công giáo chiếm khoảng 6% dân số, tập trung chủ yếu ở xóm 6. Đất tôn giáo
được chải dài hầu hết trong các xóm.
Theo báo cáo thì các đất tôn giáo đã được
cấp GCN và đất đã được sử dụng ổn định, lâu dài, hầu như các chùa, giáo xứ đã
được xây quây bằng tường bao xung quanh nên cũng đã hạn chế được những vi phạm
liên quan đến đất tôn giáo. Tuy nhiên bên cạnh đó đất tôn giáo vẫn còn tiềm ẩn
những vi phạm khác như cơi nới, lấn chiếm, chuyển đổi, hiến tặng cho nhau để mở
rộng khuôn viên. Đối với tổ chức tôn giáo nếu không quản lý tốt ngay từ đầu mà
để phát sinh những vi phạm thì rất khó để giải quyết.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý đất
đai liên quan đến tôn giáo với vai trò, trách nhiệm của mình trong thời gian qua
MTTQ đã tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và tổ chức
thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luật
của nhà nước về đất đai liên quan đến tôn giáo đồng thời cũng phối hợp, hướng
dẫn, tuyên truyền các tổ chức tôn giáo, chức sắc tôn giáo, giáo dân nhằm nâng
cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về đất đai.
Để công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã
Xuân Thành tôi xin được đề xuất một số giải pháp sau:
- Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt pháp luật về đất đai nói chung và pháp luật về
đất đai liên quan đến hoạt động tôn giáo, tập trung vào đối tượng tuyên
truyền là chức sắc,
chức việc tôn giáo để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về quản lý
sử dụng đất đai cho họ. Xác định phòng ngừa là giải pháp
tốt nhất để hạn chế tới mức tối thiểu vi phạm về đất đai.
- Kịp thời nắm sát những biến động đất đai, phát hiện,
ngăn chặn và khắc phục kịp thời triệt hậu quả vi phạm ngay từ khi mới phát
sinh. Để đạt được điều đó cần nắm bắt kịp thời về thông tin về vi phạm thông qua phản ánh từ đơn vị cơ sở cấp xóm, các đồng chí ĐUV phụ trách các chi bộ và thông tin tư cơ quan công an.
- Quản lý tốt đất công, đất nghĩa trang,
nghĩa địa, đất chưa sử dụng, đất hành lang đê điều, thủy lợi, giao thông. Sớm
đưa vào khai tác sử dụng các đất công chưa sử dụng để tăng ngân sách, tăng hiệu
quả kinh tế cho người dân và xây dựng mô hình chuyển
đổi hai lúa kém hiệu quả sang các mô hình khác mang lại hiệu quả như sang NTTS,
cây dược liệu…..
- Làm tốt công tác công khai, minh bạch,
công bằng, dân chủ trong lĩnh vực đất đai. Các đề án, chương trình, quy hoạch,
kế hoạch nên lấy ý kiến rộng rãi để có tính khả thi, phát huy được hiệu quả từ
đất để phát triển kinh tế xã hội địa phương, đảm bảo an ninh nông thôn.
- Đề nghị Huyện ủy, UBND huyện, các phòng
ban chuyên môn huyện quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn địa phương trong công tác
quản lý đất đai.
Đồng chí Nguyễn Văn Huy - Đảng ủy viên - bí thư chi bộ 2 tham luận tại hội nghị.
Cơ sở xóm đội 2 là một xóm đội lớn so với 6
xóm đội trong xã nhà (sát nhập xóm 3 và xóm 4 cũ). Tổng diện tích hành chính
của xóm đội là 72 ha. Tổng số hộ là 354 hộ, với 1135 nhân khẩu. Trong đó tổng
diện tích đất sản xuất là 50 ha đất đồng nhà.
Ban chi ủy cơ sở xóm xác định đất đai
nếu không được quản lý tốt thì rất dễ xảy ra vi phạm lấn, chiếm, sử dụng đất
sai mục đích và phát sinh khiếu nại, tố cáo. Đối với cấp ủy, chính quyền cơ sở
xóm nơi trực tiếp phát sinh những vi phạm và là nơi trực tiếp, phát hiện những
vi phạm về đất đai; sự chủ động, quyết liệt của cơ sở có ý nghĩa quan trọng
trong ngăn chặn, xử lý các trường vi phạm đất đai ngay từ đầu, nếu để vi phạm
đã phát sinh và tồn tại thì rất khó xử lý vừa tốn kém công sức, kinh tế, thời
gian của người dân cũng như của tập thể đồng thời tềm ẩn nguy cơ mất an ninh nông
thôn. Nhất là sau sát nhập xóm, là một xóm lớn, dân số đông.
Nhận thức rõ vấn đề này nên ngay từ khi thực hiện Nghị quyết 17 ngày 17/7/2012 cấp uỷ đã triển
khai tích cực tuyên truyền, quán triệt các văn bản chỉ đạo của các cấp tới Cán
bộ, Đảng viên; Đoàn viên, Hội viên trong xóm, nâng cao vai trò trách nhiệm, coi
trọng việc gương mẫu trước quần chúng nhân dân, cán bộ đảng viên đi trước, tham
gia tích cực công tác quản lý sử dụng đất đai vận động người nhà, người thân, cộng
đồng dân cư.
Trong các buổi sinh hoạt chi bộ, họp
xóm đều nồng nghép, tuyên truyền về công tác đất đai tại cơ sở. Đưa vào quy ước
của xóm để nhân dân thực hiện. Qua đó đã phát hiện và động viên kịp thời các hộ
gia đình thực hiện nghiêm theo Quy định của luật
đất đai; giao cho xóm trưởng, các đồng chí đảng viên phụ trách các khu dân cư nhất
là các diện tích đất công xen kẹt trong khu dân cư, hành lang đường giao thông,
thủy lợi. Vai trò của các đ/c Đảng viên được phát huy rõ nét với quần chúng
nhân dân. Từ đó nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân trong cơ sở.
Trong
cộng đồng dân cư, các hộ dân tự đấu tranh, phán ảnh những vi phạm đất đai nếu
phát sinh trên địa bàn.
Ngoài
ra cơ sở còn làm tốt công tác hòa giải tranh chấp đất đai, phát huy vai trò của
tổ hòa giải cơ sở, cộng đồng dân cư trong việc hòa giải mẫu thuẫn phát sinh
liên quan đến đất đai như về mốc giới các hộ liền kề, tranh chấp ngõ đi chung,
tranh chấp thừa kế. Trong thời gian qua đã phối hợp với UBND xã trong vận động,
hòa giải được một số vụ việc như vụ ông Lưu phát sinh sau nghị quyết 17, ông
Thức, ông Huy, gia đình ông Hiệu và đặc biệt là trong công tác DĐĐT.
Bên
cạnh đó trong thời gian qua việc xây dựng Nhà ở của các hộ gia đình, cá nhân trong
xóm đã tuyên truyền vận động thực hiện đầy đủ qui chế xây dựng của địa phương
và qui ước của xóm đội. Khi hộ gia đình nào xây dựng Nhà ở phải đảm bảo giáp
ranh với hộ liền kề để không tranh chấp và đảm bảo lòng nề đường giao thông.
Về hệ
thống đường giao thông, thuỷ lợi: Thực hiện theo quy hoạch xây dựng Nông thôn
mới; Đối với các công trình xây dựng đã tồn tại trước đây thì giữ nguyên theo hiện
trạng, không cơi nới xây dựng ra phạm vi quy hoạch đường giao thông, thuỷ lợi;
Đối với các công trình xây dựng mới tuyên truyền vận động để các hộ hiến đất
xây dựng theo mốc chỉ giới quy hoạch.
Kính thưa : Quý vị đại biểu – Thưa Hội nghị
Với trò
Bí thư chi bộ 2 dưới sự lãnh đạo chỉ đảo của Đảng uỷ- UBND xã giao nhiệm vụ và
chịu trách nhiệm trước Chi bộ, xóm toàn bộ các nhiệm vụ liên quan xóm và đặc
biệt trong đó có nhiệm vụ trong Công tác quản lý Đất đai trên địa bàn. Đây là
nhiệm vụ cũng hết sức coi trọng nếu không làm tốt ảnh hưởng nhiều đến an ninh
trật tự tại khu dân cư. Công tác này Cấp uỷ, cơ sở xóm cũng vào cuộc hết sức
tích cực; Và đặc biệt Kể từ khi có Nghị quyết số 29-NQ/HU ngày
03/6/2016 của BCH Đảng bộ huyện “Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai và Kết luận 43 của BCH Đảng bộ tỉnh; Được sự chỉ đạo của Đảng uỷ xã,
Chi bộ đã xây dựng Kế hoạch và phân công rõ
trách nhiệm cho các đồng chí Đảng viên có trách nhiệm quản lý từng khu
vực mà mình được phân công: theo dõi, giám
sát, phát hiện các hành vi, vi phạm liên quan liên quan đến đất đai. Nếu
khu vực nào để xảy ra vi phạm, đồng chí phụ trách phải chịu trách nhiệm trước
tập thể Chi bộ, xóm. Cho đến nay nhiệm vụ này đã được triển khai rất cụ thể và
công tác quản lý đất đai trên địa bàn xóm đội ngày một tốt hơn.
Bên cạnh đó ở cơ sở xóm cũng còn gặp nhiều
khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý đất đai đó là: Việc quản lý, phát hiện, báo cáo vi phạm đất đai,
hòa giải những phát sinh đất đai còn có sự nể nang, khu dân cư, làng ngõ.
Diện tích đất
hai lúa xen kẹt trong khu dân cư nhiều khó quản lý, canh tác kém hiệu quả muốn
chuyển đổi sang cây trồng khác gặp nhiều khó khăn như không trong vùng chuyển
đổi (theo hướng dẫn chuyển đổi là vùng quy hoạch tập trung, quy mô 2ha), chuyển
đổi xong lại khó quản lý.
Sau sát nhập
xóm diện tích, dân cư của xóm lớn, khó khăn cho nắm bắt, quản lý đất đai trên
địa bàn xóm.
* Từ những khó
khăn trên đề nghị các cấp quan tâm, hỗ trợ về phụ cấp cho cơ sở để nâng cao vai
trò, trách nhiệm cũng như an tâm trong công tác. Tăng cường quán triệt, tuyên
truyền những quy định của đảng, pháp luật về đất đai, giao thông, thủy lợi, đê
điều để người dân hiểu và tuân thủ pháp luật.
Hàng năm tập
huấn cho đội ngũ bí thư chi bộ, xóm trưởng, công an viên cơ sở, Trưởng Ban công
tác MT, các chi hội chi đoàn trong quản lý về đất đai. Đề xuất cho chuyển đổi
hoặc có giải pháp để quản lý cũng như phát huy được giá trị các diện tích đất
xen kẹt trong khu dân cư.
Đồng chí Đào Anh Phong - bí thư Đảng bộ - chủ tịch HĐND xã phát biểu đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết, biểu dương, ghi nhận những tập thể, cá nhân trong toàn hệ thống chính trị, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ của nghị quyết, chỉ ra những mặt còn tồn tại cần khắc phục.